Kiến trúc Solarpunk là gì? Phù hợp với xây dựng tương lai như thế nào?
Sự phụ thuộc quá mức của Solarpunk trong thẩm mỹ kiến trúc liệu có phải là biểu hiện của sự suy thoái phong trào sinh thái học?
Gần đây nếu theo dõi trong các diễn đàn kiến trúc trực tuyến, có thể bạn đã tình cờ bắt gặp những hình ảnh về “kiến trúc Solar Punk”. Đặc trưng thường thấy ở dạng kiến trúc này là sự đồ sộ, tràn đầy các cấu trúc thiết kế Xanh với các khu rừng thẳng đứng và nhiều tấm pin mặt trời, trong nơi đó con người sống hạnh phúc hòa mình với thiên nhiên. Những kết xuất hình ảnh này gợi lên điều tốt đẹp không tưởng về tương lai, vì thế dễ bị nhầm lẫn với khoa học viễn tưởng. Nhưng những đồ họa ấn tượng này lại phản ánh tình hình hệ trọng của phong trào chính trị và xã hội, có ý định đưa kiến trúc theo phương hướng hoàn toàn xanh hơn, bền vững hơn.
Kiến trúc Solar Punk phù hợp với phong trào Solar Punk rộng lớn hơn, phong trào này xuất hiện lần đầu tiên trên Reddit vào năm 2008 như một câu trả lời về thẩm mỹ và văn học đối với Cyberpunk và đã trở nên phổ biến nhanh chóng kể từ giữa những năm 2010. Trong khi Cyberpunk từ lâu đã hình dung ra một tương lai đen tối đầy rẫy sự suy tàn của đô thị, sự cai trị độc đoán của kỹ thuật và sự ô nhiễm không thể tránh khỏi, thì Solar Punk lại cho thấy tương lai phát triển theo những hướng lạc quan hơn nhiều.
Solar Funk hình dung một thế giới không lệ thuộc vào sự thúc đẩy của tư bản chủ nghĩa, nơi con người sử dụng công nghệ cao và công nghệ thấp theo các biện pháp bình đẳng làm công cụ cho bình đẳng kinh tế và xã hội, đồng thời môi trường đô thị được thiết kế để khôi phục hệ sinh thái tự nhiên bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu. Các dự án của các kiến trúc sư như Vincent Callebaut- giám khảo cho Cuộc thi kết xuất đồ họa (One Rendering Competition) của Architizer, Luc Schuiten và gần đây hơn là các hình ảnh do AI tạo ra đã đưa những ý tưởng này trở thành xu hướng chủ đạo, chứng tỏ Solar Punk có tiềm năng là một phong trào kiến trúc hợp pháp.
Asian Cairns – Nông trại bền vững cho đô thị nông thôn của Vincent Callebaut, Thâm Quyến, Trung Quốc
Những ý tưởng ủng hộ Solarpunk có thể không xa vời như cách chúng thể hiện. Giống như cách mà Chủ nghĩa thô mộc (Brutalism) đã triệt để phá vỡ kiến trúc truyền thống, Solarpunk thúc đẩy tìm kiếm quyết liệt cách tiếp cận khác đối với kiến trúc của thế kỷ 21. Kiến trúc Solarpunk lập luận rằng các phong cách kiến trúc ngày nay – ví dụ như các tòa tháp thép và kính tối giản, bóng bẩy, kiểu dáng đẹp – đã thất bại trong việc giải quyết các mối đe dọa biến đổi khí hậu đối với hành tinh của chúng ta hoặc làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Nhận ra rằng những cách xây dựng hiện tại về cơ bản là một mối đe dọa hiện hữu, vì vậy cần đòi hỏi một triết lý kiến trúc mới triệt để. Và kiến trúc Solarpunk dường như đem lại điều đó.
Thật khó để đánh giá một phong trào kiến trúc mà sự tồn tại gần như hoàn toàn chỉ giới hạn ở khái niệm. Hiện tại, thứ gần gũi nhất thuộc phong cách kiến trúc Solarpunk có lẽ là Garden City của Singapore: một sáng kiến chính trị được Lý Quang Diệu giới thiệu vào năm 1967 nhằm biến thành phố đông đúc này thành một môi trường đô thị tràn ngập cây xanh. Trong những năm gần đây, kiến trúc Singapore đã tạo ra hàng chục dự án tuyệt đẹp gợi lên đặc tính của Solarpunk: Supertree Groves, Cloud Fountain, Jewel Changi Airport và Marina Bay Sands chỉ là một vài ví dụ nổi bật. Các dự án như vậy thường xuyên tạo ra làn sóng trên Solarpunk Reddit ở các mức độ tán thành khác nhau và một số Redditor đã đưa ra lời khen ngợi nhẹ nhàng cho thành phố với khẩu hiệu:”Singapore trừ ô tô = Solarpunk”.
Dữ liệu dường như hỗ trợ các lợi ích sinh thái của kiến trúc như vậy. Singapore thường xuyên đứng trong top 10 thành phố xanh nhất thế giới. Thành phố đã hưởng được rất nhiều lợi ích bởi thiên nhiên ngày càng hiện diện nhiều hơn ở nơi đây, giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, cải thiện quản lý nước và tăng đa dạng sinh học, cùng nhiều thứ khác nữa.
Sân bay Jewel Changi của Safdie Architects và PWP Landscape Architects, Singapore